Chu vi hình tam giác là kiến thức Toán học cơ bản được bộ giáo dục đưa vào chương trình dạy học của học sinh lớp 2. Cách tính chu vi tam giác sẽ tùy vào hình dạng của tam giác. Dưới đây là công thức tính chu vi tam giác thường, tam giác vuông, tam giác cân, tam giác đều cùng với các ví dụ minh họa.

Công thức tính chu vi hình tam giác

Trước khi vào nội dung chính của bài viết, một câu hỏi được đặt ra là tại sao chúng ta lại phải đi tính chu vi hình tam giác? Có lẽ bởi vì khi đi tính chu vi hình tam giác cũng có nghĩa là ta đã tính được độ dài xung quanh của của vật thể tam giác. Sau này ta sẽ ứng dụng được vào đời sống để tính những mảnh đất, vật thể có hình dạng tam giác. 

Công thức tính [Chu vi][Diện tích][Đường cao] tam giác vuông, cân, thường,  đều

Tam giác được tạo ra từ 3 điểm không thẳng hàng và ba cạnh là các đoạn thẳng nối 3 điểm đó với nhau. Có 4 loại tam giác chính: tam giác thường, tam giác vuông, tam giác cân, tam giác vuông cân và tam giác đều. 

Chu vi tam giác thường

– Định nghĩa: Tam giác thường là tam giác cơ bản nhất có độ dài các cạnh và số đo góc khác nhau.

– Chu vi tam giác được tính bằng tổng độ dài ba cạnh của tam giác đó. 

– Công thức: P = x + y + z

Trong đó: 

  • P: chu vi tam giác
  • x, y, z lần lượt là độ dài 3 cạnh của tam giác.  

Ví dụ minh họa: Cho tam giác MNP, độ dài cạnh MN= 2cm, NP= 1cm, PM= 5cm. Tính chu vi hình tam giác MNP.

Lời giải.

Áp dụng công thức phía trên, chu vi tam giác MNP là:

                               P= MN + NP + PM = 2 + 1 + 5= 8cm

Chu vi tam giác vuông

– Định nghĩa: Tam giác vuông là tam giác có 1 góc có số đo bằng 90°.

Cách vẽ hình tam giác thường, tam giác vuông, tam giác đều, tam giác cân

– Chu vi hình tam giác vuông được tính bằng tổng chiều dài 3 cạnh của tam giác. 

– Công thức:  P = x + y + z.

Trong đó:

  • x và y lần lượt là độ dài hai cạnh của tam giác vuông
  • z là độ dài cạnh huyền 

Ví dụ minh họa: Cho tam giác EFG vuông tại F, có độ dài cạnh EF= 3cm, FG= 4cm. Tính chu vi tam giác vuông EFG.

Lời giải.

Do tam giác EFG vuông tại F nên ta có:

     EF+ FG2 = FG2 (theo định lý Pi – ta –go)

Suy ra FG2= 25cm

Và FG= 5cm

Chu vi tam giác EFG là:

   EF + FG + GE= 3 + 4 +5= 12cm

Chu vi tam giác cân và tam giác vuông cân

– Định nghĩa: 

+ Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

+ Tam giác vuông cân là tam giác có một góc bằng 90 độ và có hai cạnh góc vuông bằng nhau

– Chu vi tam giác cân được tính bằng 2 lần cạnh bên cộng với cạnh đáy. 

– Công thức: P = 2.x + z

Trong đó:

  • x là độ dài hai cạnh bên của tam giác cân, 
  • z là độ dài cạnh đáy của tam giác cân.

Ví dụ minh họa: Cho tam giác ABC cân tại A, AB = 8cm, BC = 10cm. Tính chu vi tam giác.

Lời giải.

Do tam giác ABC cân tại A => AB = AC = 8cm

Chu vi tam giác ABC là: P = AB + AC + BC = 8 + 8 + 10 = 26 cm

Chu vi tam giác đều

– Định nghĩa: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

– Chu vi tam giác đều được tính theo công thức bằng tổng độ dài ba cạnh, mà ba cạnh của tam giác này lại bằng nhau nên chi vi bằng 3 lần cạnh tam giác. 

– Công thức: P = x.3

Trong đó:

  • P là chu vi tam giác đều
  • x là độ dài cạnh của tam giác

Ví dụ minh họa: Cho tam giác ABC đều có cạnh AB = 5cm. Tính chu vi tam giác

Lời giải.

Chu vi tam giác ABC là: P = 3.AB = 3.5 = 15cm

Lời kết

Trên đây là các công thức tính chu vi hình tam giác và ví dụ minh họa. Vui lòng truy cập vào trang web: https://mcongnghe.com để cập nhật những tin tức mới nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *